BÀ BẦU CẦN PHẢI SIÊU ÂM THAI BAO NHIÊU LẦN VÀ CÁC CỘT MỐC KHÁM THAI CẦN PHẢI NHỚ

BÀ BẦU CẦN PHẢI SIÊU ÂM THAI BAO NHIÊU LẦN

Qua bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bà mẹ kiến thức về kiểm tra tình trạng thai nhi trong thời gian mang thai bằng cách siêu âm thai. Vậy bà bầu phải siêu âm thai bao nhiêu lần và cột mốc khám thai là khi nào, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn.

1.Tại sao phải siêu âm thai ?
Siêu âm là cách ghi lại hình ảnh của thai nhi ở trong bụng mẹ. Nhờ đó mà mẹ không chỉ được nhìn thấy sự phát triển thai nhi mà còn biết được rất nhiều vấn đề xung quanh bé và đặc biệt là sớm biết liệu bé có mắc các dị tật bẩm sinh hay không.
Những cột mốc siêu âm thai cần phải ghi nhớ
Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt quá trình thai nghén có 3 thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai.
• Từ tuần 12 -14 của thai kỳ: Đây là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể xác định tuổi thai một cách chính xác nhất. Và điều quan trọng hơn của việc siêu âm thai trong thời kỳ này là bác sĩ có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…).
Nếu bạn mang thai đơn hay đôi thì đây cũng là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể cho bạn kết quả chính xác nhất.
• Từ tuần 21 – 24 của thai kỳ: Hầu hết các cơ quan bên trong thai nhi đều được bác sĩ siêu âm kiểm tra để đảm bảo thai phát triển bình thường. Các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi ở thời kỳ này đều có thể được nhìn thấy.
Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Thời gian này đặc biệt quan trọng còn bởi vì những đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.
• Từ tuần 30 – 32 của thai kỳ: Những bất thường xuất hiện muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não sẽ được bác sĩ siêu âm phát hiện ở thời điểm siêu âm này.
Thời điểm này, khi siêu âm bác sĩ còn kiểm tra dây rốn xem nó còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối (đục hay trong, nhiều hay ít) cũng được bác sĩ kiểm tra trong lần siêu âm này.

2. Siêu âm để làm gì?
* Xác định tuổi thai qua siêu âm:
Qua kích thước và hình dạng của thai nhi, bác sĩ có thể tính toán được tuổi thai dựa vào một bảng đối chiếu. Tuy nhiên, việc xác định này vẫn có sai số, do bảng đối chiếu chỉ cho biết thai tương ứng với các thai bình thường ở độ tuổi bao nhiêu.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên nhớ được ngày đầu tiên của lần hành kinh cuối và xác định tuổi thai bắt đầu từ ngày này.
* Xác định tình trạng sức khỏe của thai.
Dựa vào siêu âm, bác sĩ cho bạn biết các chỉ số về kích thước, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi… của thai nhi. Qua đó có thể khẳng định rằng, tại thời điểm siêu âm, tỷ lệ cơ thể thai nhi có cân đối và tương xứng với tuổi thai hay không, đồng thời thai nhi có tiềm ẩn một căn bệnh nào không.

3. Những kết quả siêu âm bất thường
Đừng quá lo lắng khi kết quả siêu âm ghi là “ối đục”: Trong trường hợp này, đáng lẽ bác sĩ phải ghi là “sự cản âm của dịch ối không đều”. Việc khẳng định ối đục hay không chỉ có thể xác định khi ối đã vỡ (phải nhìn thấy tận mắt).
Bác sĩ xác định ối có bình thường không dựa trên số lượng và độ cản âm của dịch ối; trong đó yếu tố cản âm ít quan trọng hơn. Lượng dịch ối nhiều hay ít đều gợi ý những bất thường. Tuy nhiên, kết luận bất thường phải do các bác sĩ chuyên ngành sản đưa ra.
• Thai ngoài tử cung.
• Đa thai.
• Thai chết lưu.
• Bất thường về ngôi thai.
• Dị tật bẩm sinh.
• Các vấn đề về nước ối như thiểu ối, đa ối.
• Bất thường ở nhau thai: nhau tiền đạo, nhau bị bong ra.
• Chậm phát triển trong tử cung.
• Các khối u trong tử cung (lá phôi, thai trứng…)
• Những bất thường khác ở tử cung, buồng trứng và cấu trúc trong vùng chậu.
P/S: CÁC BÀ BẦU NHỚ NHÉ, CÁCH NHỚ RẤT ĐƠN GIẢN: 12 – 22 – 32 . ĐÓ LÀ THỜI ĐIỂM CẦN ĐI SIÊU ÂM

https://pkthanhbinh.vn/category/chuyenkhoa/khoa-san/

 

 

 

 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*